g chậu còn dư chỗ nên em ngâm chung cho tiết kiệm.” Tôi hét nạt lớn vào mặt nó: “Tiết kiệm cái đầu mày.Tao đập chết ngắc bây giờ. Lười vừa chứ. Nội cái nghĩ của mày thôi cũng hại tao rồi. Mày làm mà tao lại chịu là sao? Cái áo này hàng hiệu cao cấp đấy. Tao lấy tiền đâu ra đền cho ổng đây?”
Con em họ tôi luôn miệng rối rít xin lỗi nhưng trước sau gì chuyện cũng đã rồi. Bắt nó đền thì nó không đủ tiền, còn méc mẹ nó thì nó chết đòn. Tôi lại không muốn như vậy. Rốt cuộc tôi tặng nó mấy cú vào đầu và mấy cái đá đít. Bất cứ khi nào em họ tôi qua nhà tôi ở nhờ lúc mẹ nó đi công tác là tôi lại khốn đốn vì tính ẩu tả của nó.
Photobucket
Sau khi giặt, xả, vò, dặm. Cái áo của Sinh vẫn không khá hơn lên, nó từ màu xanh da trời nhạt đã chuyển sang màu xanh tím. Một cái màu tôi cho là khá đẹp nhưng nghĩ đến cảnh tượng Sinh nổi khùng lên thì thật sự không đẹp tí nào.
Tôi ngồi nhìn cái áo phơi trên dây sào trong sân mà thở dài, làm sao đây? Cái áo ấy giá những triệu bạc chứ ít ỏi gì (hiệu Piere Cardin nữa chứ. Khi nhớ lại chuyện này, tôi bỗng nghĩ lại sao ngày đó tôi không đi theo ngành ngoại ngữ nhỉ? Đi dạy giàu thế cơ mà.)
Tôi nghe tiếng Trâm, lao xao từ nhà trước (vì nhà trước là của nội tôi, nhà tôi ở trong khuôn viên nhà nội. Nhà nội tôi rất rộng, chỉ riêng khoảnh sân sau thôi cũng đã đủ chứa nhà tôi và chú tôi) Nó lần mò vô nhà sau tìm tôi. Miệng cười toe toét khi thấy tôi ngồi thừ trên bậc cửa nhìn cái áo. Nó hỏi: “Sao hôm qua mày với “chàng” làm gì?” Tôi nhìn nó nhoẻn cười (nhe răng đau khổ thì đúng hơn) rồi tuôn một hơi: “Hôm qua, khi chở tao về.Trên đường gió lạnh. Sinh cho tao mượn áo mặc. Tao giặt áo, định hôm sau trả cho ổng. Nhưng kết quả là như thế này.” Vừa nói tôi vừa chỉ lên cái áo sơ mi “màu xanh tím lãng mạn” đang tung bay trong gió. Trâm nhìn cái áo giả bộ trầm trồ: “ Áo đẹp. Mà tao nhớ là màu của nó đâu phải màu này. Nó màu xanh blue mà.”
“Thì vấn đề là ở chỗ đó đó. Con em quý hóa của tao đã ngâm cái áo thun màu hồng dụ của nó vào chung chậu áo để “tiết kiệm xà bông cộng sức lực” Trả lời mà mặt tôi nhăn lại như khỉ ăn ớt. Tôi cũng tiếp luôn: “Cái áo giá khoảng trăm mấy hai trăm, tao còn dụ tụi trường mình design kiếm tiền đền được. Như cái này, thôi! Chắc là bỏ đi biệt xứ. Piere Cadin không có cửa dưới năm trăm. Giờ mà bắt con em họ tao xin tiền mẹ nó đền chắc chắn là phải đi cướp nhà băng.”- Trâm nhìn tôi đầy ái ngại. Nó lắc đầu tặc lưỡi và cũng thừ người ngồi trên bậc cửa ngắm cái áo đang vô tư phất phơ trên dây kẽm….
Chiều thứ hai, tôi đến trường mang theo cái bọc áo đã gói kĩ. Đi vào lớp học mà tôi tưởng mình đi săn hổ, tim đập còn hơn trống trận. Trước sau gì cũng phải thú thiệt với Sinh, lúc đó cho ổng muốn “chém giết” gì thì tùy. Đúng là mũi dại lái chịu đòn.Tội tôi quá.
Sau giờ học tôi đưa cái bọc áo cho Sinh. Ấp úng: “Thưa thầy… em…xin… lỗi về cái áo. Đó là tai nạn. Em muốn… đền lắm… nhưng… Thôi, thầy muốn “chém giết” gì em cũng được.”. Anh nhìn tôi rồi bóc cái áo ra khỏi bọc giơ cái áo soi dưới ánh đèn. Còn tôi đứng đó cúi đầu, môi bặm lại, tay đan chéo vào nhau hồi hộp chờ kết quả. Sinh xem xong cái áo và gấp cẩn thận cho lại vào bọc. Anh ngồi dựa lưng vào thành ghế, tháo mắt kiếng ra, tay bắt lên giữa trán rồi vuốt dài xuống mặt thở dài. Anh quay qua tôi bảo: “Trước mắt, tôi không biết xử sao bây giờ. Giờ vui lòng xuống phòng giáo viên lấy dùm tôi ly nước trà. Bỗng dưng thèm trà quá. Tôi sẽ suy nghĩ về hình phạt cho em trong khi đang chấm bài kiểm tra ban nãy…”
Thế là tôi theo lời anh lóc cóc đi xuống phòng giáo viên rót dùm anh một ly trà và mang lên. Tới nơi thì anh lại bảo: “Tôi quên chưa nói với em là tôi không thích uống trà nguội. Xuống lấy trà nóng cho tôi nhé. Cám ơn”. Tôi lại phải trở xuống dưới rót cho anh ly trà nóng bưng lên. Lên tới nơi anh nhận lấy. Uống hết rồi lại bảo tôi: “ Rót dùm ly nữa nhé.”
Một lần nữa tôi lại phải đi xuống rồi lại đi lên đưa anh ly trà. Thì Sinh xua tay: “ Trời …sao nóng quá vậy. Lúc này được uống ly trà đá thì hay quá. Em không phiền đấy chứ. Đổi trà đá đi. Cám ơn”. Lúc này thì tính kiên nhẫn của tôi bắt đầu vơi, nhưng cũng cố bấm bụng đi xuống mang lên ly trà đá cho anh.
Vừa nhác thấy tôi cùng với ly trà đá, anh vội chìa tay cầm lấy nhưng rồi lại nhăn mặt: “ Đá tan hết rồi. Uống ngán lắm. Thôi cho tôi ly trà nguội như hồi đầu tiên đi.”
Tuy trong bụng rất tức nhưng do nghĩ về chuyện cái áo thì tôi lại trở xuống một lần nữa. Trong bụng bắt đầu hầm hầm.
Tôi đặt ly trà lên bàn cái cộp, Sinh đang chấm bài, anh ngó lên và mỉm cười: “Cám ơn. Tôi chưa thấy ai dễ thương như em.” Gì hả ông thầy quỷ dữ? Đang cố tình. Ai chả biết ông đang lợi dụng chuyện tôi làm hư cái áo mà hành hạ tôi. Dù sao thì tôi cũng lỡ hứa là muốn chém muốn giết tôi sao thì tùy, nên tôi cố chịu đựng đấy.
Photobucket
Lại còn cười đểu, dê ̃thương ha?
Thấy anh chấm đến bài của tôi, tôi bèn mon men, nhoẻn cười hỏi ướm anh: “Thầy. Bài của em nè. Thầy chấm nhiêu dạ?”, anh đáp gọn bâng: “Dĩ nhiên là zero.”
Tôi chưng hửng: “Sao lại zero? Em làm bài đúng mà”. Anh vẫn thản nhiên: “ Thì đâu có gì sai đâu. Nhưng nhớ chuyện cái áo, xót ruột. Thấy ghét! Cho điểm không vậy đó.”.
Tôi mỉm cười với anh một cách rất dễ thương: “Không phải chứ? Thầy muốn cốc đầu, hay đì em, em cũng chịu. Nhưng mà bài kiểm tra có thể cho điểm tối đa không?”. Sinh không ngẩng lên, đáp cộc lốc: “Không.”
Tôi đập hai tay lên bàn anh: “Thầy đúng là ác quỷ. Sao thầy ác thế? Em đã lấy trà cho thầy, năn nỉ thầy nhỏ nhẹ. Thầy vuốt mặt cũng phải nể mũi chứ?” Vừa lúc đó anh ngước lên nghiến răng đưa tay nhéo mũi mạnh mũi tôi: “Ừ nể mũi lắm nè…”. Tôi la oai oái nhưng anh vẫn không nhẹ tay, luôn miệng nói: “Có xin lỗi không?”. Tôi dĩ nhiên vẫn cứng đầu: “Xin lỗi là một chuyện. Nhưng sự thật thầy vẫn là ác quỷ. Bỏ em ra. Thầy nên nhớ tính mạng cái ipod của thầy nằm trong tay em.”
“ Lại còn chuyện đó nữa. Em đang đe dọa tôi đó hả?” Anh nhéo càng mạnh hơn. Tôi la làng lên: “Em khôn